• Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
  • Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
No Result
View All Result

Vì sao doanh nghiệp còn “ngại” khi chọn Content Freelancer?

giangbec by giangbec
7 Tháng Một, 2021
in Chuyện nghề
Reading Time: 10 mins read

Vẫn có nhiều lý do để doanh nghiệp chọn Freelancer (thay vì Fulltime) nhưng cũng không ít lý do khiến doanh nghiệp cảm thấy “ái ngại”. Đó là những lý do gì và Freelancer chúng ta phải làm thế nào?

Mục Lục

  • 1. Doanh nghiệp được gì khi chọn Freelancer?
    • Tiết kiệm chi phí
    • Nhận việc ngay
    • Phù hợp với các dự án không “liên tục”
    • Có thể đẩy nhanh tiến độ
  • 2. Tại sao doanh nghiệp lại không chọn Freelancer?
    • Không biết chất lượng bài viết của Freelancer ra sao? 
    • “Thích thì viết, buồn thì nghỉ”
    • Mối quan hệ giữa hai bên: “hợp tác” hơn là “điều hành”
  • 3. Vậy freelancer viết content chúng ta phải làm gì?
    • Chất lượng bài viết
    • Sự chuyên nghiệp
    • Tìm cho mình một thị trường ngách
    • Tự giới thiệu mình

1. Doanh nghiệp được gì khi chọn Freelancer?

Với một số công việc nhất định, doanh nghiệp có thể lựa chọn Freelancer hoặc Fulltime. Viết lách là một trong số đó! Khi chọn Freelance Writer, doanh nghiệp sẽ:

  • Tiết kiệm chi phí

Có lẽ đây là một lý do quan trọng nhất mà doanh nghiệp lựa chọn Freelancer. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí như thưởng, đãi ngộ, thiết bị làm việc, điện, đồng phục, phụ cấp… Với những doanh nghiệp nhỏ hoặc “Khởi nghiệp” thì mình tin chắc rằng, việc sử dụng Freelancer sẽ giúp giảm rất nhiều áp lực về tài chính (Nhất là gánh nặng lương, chi phí văn phòng… Thuê nhân viên Fulltime đôi lúc doanh nghiệp còn bị rơi vào tình trạng “không có việc cho nhân viên làm”).

freelancer-can-thay-doi-dieu-gi

  • Nhận việc ngay

Thông thường, đa số mọi người sẽ “xin được việc (ngon hơn) thì mới nghỉ chỗ làm cũ”. Nên nếu doanh nghiệp tuyển Fulltime, sau khi phỏng vấn và trúng tuyển thì ứng viên sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để “sắp xếp”. Còn Freelancer, hầu hết nếu đã liên hệ “ứng tuyển” thì đều có thể bắt đầu làm việc ngay.

  • Phù hợp với các dự án không “liên tục”

Nếu dự án vì lý do nào đó mà không được chạy một cách liên tục thì việc thuê Fulltime sẽ hơi “lãng phí”. Doanh nghiệp có thể tạm ngừng hợp tác với Freelancer đến khi có thêm dự án mới hoặc dự án cũ tiếp tục để tiết kiệm chi phí nhân sự khoảng thời gian dự án “đóng băng”.

  • Có thể đẩy nhanh tiến độ

Ví dụ dự án cần số lượng bài viết lớn thì cùng một khoản chi phí, nếu thuê nhiều Freelancer cùng một lúc sẽ hoàn thành công việc sớm hơn thuê một Fulltime.

2. Tại sao doanh nghiệp lại không chọn Freelancer?

Nếu như thuê Freelancer có nhiều “ưu điểm” như vậy thì tại sao bạn vẫn thấy nhiều doanh nghiệp “từ chối” Freelancer?

  • Không biết chất lượng bài viết của Freelancer ra sao? 

Câu chuyện “muôn thuở” xưa nay giữa Freelancer và doanh nghiệp đó là vấn đề “niềm tin”: Freelancer luôn sợ gặp phải “Người thuê viết” không trả nhuận bút còn “Người thuê viết” thì sợ gặp phải Freelancer viết bài “không có tâm”, ý tưởng không hay, copy – paste, cẩu thả… Ngay cả khi Freelancer đã viết bài test thì người thuê viết vẫn còn mối lo “bài thật không giống bài test”, “viết bài test là một người còn viết bài thật lại là người khác”…

Việc đánh giá một viết bài cũng giống như chấm điểm môn văn, nó không rõ ràng như môn toán dẫn đến kỳ vọng của hai bên nhiều khi lại không tương xứng. Nên nếu chọn giữa nhân viên Fulltime làm việc tại văn phòng và freelancer thì việc chọn Fulltime có vẻ sẽ “an toàn” hơn! (Doanh nghiệp luôn hoài nghi không biết Freelancer có dành nhiều thời gian để viết bài cho mình không?)

doanh-nghiep-chon-freelancer

  • “Thích thì viết, buồn thì nghỉ”

Đây là mình trích lại lời của một bạn làm tuyển dụng khi nói đến việc thuê Freelancer, công tác viên viết bài online. Theo mình hiểu thì câu nói trên đang muốn đề cập đến thái độ làm việc, không tuân thủ thỏa thuận khiến doanh nghiệp trở tay không kịp. Freelancer chuyên nghiệp sẽ không làm như vậy. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có lý do để “sợ” điều đó.

Có lẽ bởi “sự ràng buộc”, kết nối giữa doanh nghiệp và Freelancer không nhiều bằng nhân viên làm việc tại văn phòng. Hơn nữa, mối quan hệ giữa Freelancer và doanh nghiệp là dựa trên “từng công việc” (Freelancer viết bài đạt yêu cầu và nhận thù lao thì giao dịch hoàn thành, nếu viết các bài tiếp theo nữa thì coi như đó là một thỏa thuận mới – tất nhiên là nếu lúc đầu các bên không có thỏa thuận nào khác). Còn mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Fulltime là (ít nhất) “từng tháng”. Nên nếu có “buồn” và muốn “nghỉ” thì Freelancer sẽ là đối tượng “mạnh dạn” hơn!

Xem thêm: Cách học SEO hiệu quả

  • Mối quan hệ giữa hai bên: “hợp tác” hơn là “điều hành”

Nếu như mối quan hệ giữa nhân viên content fulltime và chủ doanh nghiệp (hoặc leader) là quan hệ cấp trên – cấp dưới thì về lý thuyết, mối quan hệ giữa freelancer và doanh nghiệp là hợp tác. Trên thực tế, đa số freelancer thường ở “kèo dưới” nhưng bên thuê viết cũng vài phần “thận trọng”. Do đó, nhiều doanh nghiệp chọn phương án fulltime để dễ dàng hơn trong quản lý.

Xem thêm: 03 lưu ý khi muốn bỏ việc để viết content

3. Vậy freelancer viết content chúng ta phải làm gì?

Mô hình freelancer trên thế giới đã và đang rất phát triển. Việc thuê Freelancer là một giải pháp cho nhiều vấn đề của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần freelancer và freelancer cũng cần doanh nghiệp.

Vì vậy, cả hai cần có những sự thay đổi nhất định để là đối tác tin cậy của bên còn lại. Ở phía freelancer, mình có một số đề xuất như sau:

viet-lach-tu-do

  • Chất lượng bài viết

Nếu muốn viết được bài viết chất lượng đòi hỏi người viết phải có chuyên môn và kỹ năng. Những điều này sẽ tích lũy theo thời gian trong quá trình lao động và học hỏi. Quá trình tích lũy nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mỗi người và nhiều yếu tố khác nhau.

Đây nên và phải là vấn đề đầu tiên mà freelancer cần hoàn thiện. Nói thì nghe có vẻ “lý thuyết” đấy nhưng không ít người mải mê “làm màu” mà “quên” rằng chất lượng bài viết mới là vấn đề cốt lõi, là giá trị chính mà doanh nghiệp cần!

  • Sự chuyên nghiệp

Có thể rào cản để tự xưng là Freelancer viết lách dễ dàng hơn các ngành khác nên khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng: vừa thừa vừa thiếu (thừa người liên hệ nhưng thiếu người đạt yêu cầu). Người biết viết đã ít rồi, biết viết và làm việc một cách chuyên nghiệp lại càng ít hơn nữa.

Sự chuyên nghiệp thể hiện qua:

  • Việc liên hệ hợp tác (cách viết và phản hồi email, gửi portfolio…);
  • Tôn trọng thỏa thuận (ví dụ như về yêu cầu bài viết, deadline…);
  • Kỹ năng giao tiếp trong quá trình làm việc;
  • Xử lý khi nhận feedback (khen, chê, góp ý, yêu cầu chỉnh sửa…);
  • Kỹ năng sử dụng các công cụ làm việc nhóm phổ biến

…

Từ đó giúp doanh nghiệp “cảm nhận” được giá trị mà họ nhận được từ Freelancer so với giá trị của yêu cầu “làm việc tại văn phòng”. Bằng sự chuyên nghiệp, Freelancer sẽ “ngầm” nói với doanh nghiệp rằng: Anh đang hợp tác với Freelancer chứ không phải đang điều hành cấp dưới – một thực tập content làm việc online!

freelancer-viet-lach

  • Tìm cho mình một thị trường ngách

Đây không phải là phương án mà Freelancer nào cũng lựa chọn nhưng khi định vị bản thân là chuyên gia trong một thị trường ngách sẽ giúp bạn có được nhuận bút cao hơn. Tất nhiên, bạn sẽ phải “đánh đổi” một vài thứ nếu chọn phương án này.

Một số ngách trong content như mỹ phẩm, công nghệ, du lịch, ẩm thực… Bạn có thể chọn ngách của mình bằng cách kết hợp giữa sở thích của bản thân, lĩnh vực bạn giỏi và lĩnh vực có nhu cầu content cao.

  • Tự giới thiệu mình

Cũng giống như khi bán một sản phẩm nào đó, bạn cần phải tiếp cận khách hàng của bạn. Là một Freelancer, bạn cần phải “tự tiếp thị bản thân” bằng cách này hay cách khác. Đến một thời điểm nào đó, (cùng với năng lực) các mối quan hệ của bạn sẽ giúp bạn có được những công việc tốt và phù hợp.

Dẫu biết rằng, vấn đề chất lượng bài viết và nhuận bút cần có sự tương xứng với nhau. Freelancer phải viết tốt thì doanh nghiệp mới có thể trả nhuận bút cao và doanh nghiệp phải trả nhuận bút cao thì mới có thể yêu cầu chất lượng bài viết tốt.

Nhưng đây lại là gần giống như câu chuyện “con gà có trước hay quả trứng có trước”, sẽ mãi là một vòng lặp tốn dữ liệu máy tính cho các bài bóc phốt qua lại. Vậy, bạn muốn trở thành một Freelancer chuyên nghiệp trước hay muốn chờ đến một ngày nào đó “may mắn” gặp được doanh nghiệp trả nhuận bút cao trước?

Xem thêm: Kinh nghiệm viết bài content SEO dành cho Freelancer

Giang Béc

Share125Tweet78Share31
Previous Post

Các công thức viết bài mà content writer nào cũng nên biết

Next Post

BÀI TEST CHO WRITER 01

giangbec

giangbec

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

bàn làm việc của freelancer
Chuyện nghề

Đồ dùng cần có khi làm việc tại nhà – Tips cho Content Freelancer

15 Tháng Bảy, 2021

Bài viết này nói về những thứ gắn bó với mình khi làm việc viết content tại nhà. Bạn còn có tips nào hay thì chia sẻ để mình biết thêm nữa nha! 1. Bàn cao và ghế có...

cách viết nhanh hơn cho freelance writer
Chuyện nghề

Cách để viết nhanh hơn dành cho Freelance Writer

30 Tháng Sáu, 2021

Người thuê viết luôn muốn Writer phải gửi cho họ những bài viết chất lượng với mức chi phí tối ưu nhất. Do đó, người viết phải tìm cách cân đối thời gian hoàn thành mỗi bài viết để...

Lý do khách hàng không trả tiền freelancer
Chuyện nghề

5 lý do khiến Freelancer Writer không được thanh toán đúng hạn

16 Tháng Tư, 2021

Mình tin chắc rằng, việc khách hàng không trả tiền nhuận bút đúng hạn cho freelance writer là điều rất nhiều bạn đã gặp phải. Hiểu rõ lý do của tình trạng này sẽ giúp bạn có phương án...

Khi có người không thích bài viết của bạn
Chuyện nghề

Làm gì khi có bình luận không thích bài viết của bạn?

9 Tháng Tư, 2021

Nếu bạn là một người viết nội dung, nhất là viết blog hoặc bài chia sẻ trên các mạng xã hội thì việc có độc giả không thích bài viết của bạn là điều khó tránh khỏi. Mình biết,...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

e-book-viet-lach-freelancer-writer

GIỚI THIỆU

Giang Béc

Freelance Content Writer

Chào bạn, mình là Giang Béc - một freelance content writer bình thường và blog này viết về những câu chuyện giản dị xung quanh công việc của mình!

Tìm hiểu Kiến thức SEO

DANH MỤC BÀI VIẾT

  • Bài test content (4)
  • Chuyện nghề (10)
  • Content (27)
  • Review sách content (3)

BÀI VIẾT MỚI

  • cach-su-dung-dau-cau-trong-bai-viet-content

    Cách sử dụng dấu câu trong soạn thảo văn bản – Ví dụ cụ thể

    14844 shares
    Share 5937 Tweet 3711
  • Cách làm thơ đơn giản | Ví dụ dễ hiểu | Các bước cụ thể

    5283 shares
    Share 2113 Tweet 1321
  • Thành phần của câu: Phân loại câu – Ví dụ

    2782 shares
    Share 1113 Tweet 696
  • Một số cách chơi chữ – Ví dụ cụ thể

    2139 shares
    Share 856 Tweet 535
  • Từ ghép là gì? Ví dụ cụ thể và dễ hiểu

    2129 shares
    Share 851 Tweet 532

© Copyright 2021 by Giang Béc – Freelance Content Writer

No Result
View All Result
  • Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc