• Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
  • Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
No Result
View All Result

Từ mượn là gì? Phân loại và tác dụng| Ví dụ cụ thể

giangbec by giangbec
8 Tháng Năm, 2022
in Content
Reading Time: 7 mins read

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm từ mượn là gì và phân tích những ví dụ cụ thể để có thể hiểu rõ hơn về tác dụng của nó.

Từ mượn là gì

Mục Lục

  • 1. Từ mượn là gì? Tại sao lại có từ mượn?
    • 1.1. Khái niệm từ mượn
    • 1.2. Tại sao lại có từ mượn?
  • 2. Phân loại từ mượn
    • 2.1. Từ mượn tiếng Hán
    • 2.2. Từ mượn các tiếng khác
  • 3. Nguyên tắc mượn từ
  • 4. Ví dụ cụ thể – phân tích tác dụng của từ mượn
    • 4.1. Ví dụ 1
    • 4.2. Ví dụ 2

1. Từ mượn là gì? Tại sao lại có từ mượn?

1.1. Khái niệm từ mượn

“Từ mượn” là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.

Ví dụ: Tivi, Cà phê (café), Máy cát xét (máy cassette) … đều là những từ ngữ quen thuộc trong đời sống, được vay mượn từ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

1.2. Tại sao lại có từ mượn?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của từ mượn, nhưng nhìn chung có 2 nguyên nhân chính như sau:

  • Xã hội ngày càng phát triển, giao thương kinh tế, hội nhập văn hóa đang là xu thế chung.
  • Hơn nữa, một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm cũng như việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác cho nên chúng ta phải nhờ đến “từ mượn”.

Từ đó mà “từ mượn” xuất hiện như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống.

Tuy nhiên, để từ mượn làm tốt vai trò của nó thì chúng ta không nên lạm dụng và chỉ nên sử dụng nó khi tiếng Việt không có từ có thể thay thế.

2. Phân loại từ mượn

Dựa theo nguồn gốc của từ mà từ mượn được phân thành 2 loại chính, cùng #giangbec tìm hiểu cụ thể bên dưới nhé!

Có bao nhiêu loại từ mượn?
Phân loại từ mượn

2.1. Từ mượn tiếng Hán

Từ mượn tiếng Hán du nhập vào Việt Nam qua 2 giai đoạn lớn sau:

+ Giai đoạn 1: từ đầu công nguyên đến đầu đời Đường (đầu thế kỉ VIII).

+ Giai đoạn 2: từ đời Đường (thế kỉ VIII – thế kỉ X) trở về sau.

Mỗi một giai đoạn “từ mượn”’ đều có những đặc trưng khác nhau. Về cơ bản, từ mượn tiếng Hán có thể phân thành hai loại chính:

+ Từ gốc Hán: được du nhập vào Việt Nam ở giai đoạn đầu.

Ví dụ: Chè (âm Hán Việt là Trà); Mùi (âm Hán Việt là Vị); Bố (âm Hán Việt là Phụ); …

+ Từ Hán Việt: được du nhập vào Việt Nam ở giai đoạn hai.

Ví dụ: Trà (茶), Nam (男), Nữ (女), Gia đình (家庭), …

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, rất nhiền từ mượn Hán – Việt trở nên Việt hóa và không nằm trong hai phân loại trên khi chúng có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu sâu hơn về trường hợp này.

Ví dụ: Gương (âm Hán Việt là Kính); Giường (âm Hán Việt là Sàng); Đền (âm Hán Việt là Điện), …

2.2. Từ mượn các tiếng khác

Không chỉ từ mượn tiếng Hán mà từ mượn các tiếng khác cũng đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp hằng ngày, ở mục này chúng ta có thể phân từ mượn thành 2 loại chính:

+ Từ mượn tiếng Anh: Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ Quốc tế, các từ mượn tiếng Anh xuất hiện như một điều khó tránh khỏi trong cuộc sống khi tiếng Việt không có đủ vốn từ vựng để chuyển ngữ.

Ví dụ: Ca-mê-ra (camera); Phông chữ (font); Sô (Show); Đô la (dollar); Ti vi (TV); …

+ Từ mượn tiếng Pháp: Trải qua thời gian dài chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, trong quá trình đó chúng ta đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để chỉ những khái niệm mà trong tiếng Việt không có, và phần lớn các từ mượn đó đã được thay về cách đọc lẫn chữ viết để phù hợp với đặc trưng của tiếng Việt.

Ví dụ: Bánh bích quy (biscuit); Com lê (complet); Ga lăng (galant); Cà phê (café); …

ca-phe-vi-du-ve-tu-muon

Ngoài ra còn có từ mượn tiếng Nga (Lê-nin-nít; Mác-xít; Xô-viết,… ) cũng chiếm một vị trí nhỏ trong hệ thống “từ mượn”.

3. Nguyên tắc mượn từ

Không thể phủ nhận rằng “từ mượn” đã và đang góp một phần không nhỏ vào sự đa dạng của ngôn ngữ, tuy nhiên để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt thì khi mượn từ chúng ta cũng cần phải lưu ý đến những nguyên tắc sau:

  • Không lạm dụng các “từ mượn”, chỉ nên sử dụng “từ mượn” khi tiếng Việt không có từ có thể thay thế.
  • Chỉ mượn từ trong tình huống thực sự cần thiết, tạo sự trang trọng, lịch sự phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Không sử dụng tràn lan, tránh gây khó hiểu cho người đọc, người nghe.

4. Ví dụ cụ thể – phân tích tác dụng của từ mượn

Cùng #giangbec tìm hiểu một số ví dụ dưới đây để chúng ta thấy được tác dụng của từ mượn:

4.1. Ví dụ 1

 “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đó người đây luống đoạn trường!”.

(Thăng Long thành hoài cổ, Bà Huyện Thanh Quan)

Việc vận dụng linh hoạt từ Hán Việt (những từ gạch chân) trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan đã tạo nên những giá trị riêng cho “Thăng Long thành hoài cổ”, gợi lên màu sắc cổ điển và trang trọng cho tác phẩm, mang đến cho người đọc cảm giác hoài niệm.

4.2. Ví dụ 2

Xúc xích (saucisse), pa tê (paté), cà ri (curry), bít tết (beefsteak), bia (bière), kem (crème), sơ mi (chemise), vét (vest), … là vài trong số rất nhiều danh từ quen thuộc mà chúng ta sử dụng hằng ngày được mượn từ tiếng Anh, tiếng Pháp. Điều này cho thấy mức độ phổ biến cũng như tầm quan trọng của một bộ phận từ mượn mà trong vốn từ vựng thuần Việt chúng ta chưa có từ để thay thế.

Trên đây là một số nội dung cơ bản, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm từ mượn là gì và cách phân loại chúng. Nếu quan tâm, bạn có thể tham khảo các bài viết khác cùng chủ đề của mình nhé!

Giang Béc

Share294Tweet184Share74
Previous Post

Bài TEST 04 – Từ Vựng Tiếng Việt

Next Post

Phó từ, khái niệm, phân loại và tác dụng

giangbec

giangbec

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

từ tượng thanh từ tượng hình giangbec
Content

Từ tượng hình, từ tượng thanh – Ví dụ cụ thể & Dễ hiểu

28 Tháng Mười, 2022

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về từ tượng hình, từ tượng thanh và cùng nhau phân tích ví dụ để hiểu rõ hơn tác dụng của nó. 1. Định nghĩa 1.1. Từ tượng hình Là từ...

tình thái từ là gì giangbed
Content

Tình thái từ là gì? Phân loại và chức năng

1 Tháng Một, 2022

Tình thái từ là gì? Có những loại tình thái từ nào? Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm tình thái từ, phân loại cũng như chức năng của nó trong câu. 1....

từ đồng âm đồng nghĩa giangbec
Content

Từ đồng âm và Từ đồng nghĩa | Phân biệt và Ví dụ

1 Tháng Một, 2022

“Con ngựa đá con ngựa đá” , “Hổ mang bò trên núi”, ... đều là những cách chơi chữ vận dụng từ đồng âm, từ đồng nghĩa quen thuộc mà chúng ta thường nghe, vậy từ đồng âm là...

khoi-ngu-la-gi
Content

Khởi ngữ là gì? | Cách dùng và Ví dụ cụ thể

29 Tháng Mười Hai, 2021

Khởi ngữ là gì? Bài viết lần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm khởi ngữ cũng như tác dụng của khởi ngữ trong giao tiếp. 1. Khởi ngữ là gì? Cách nhận biết khởi...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

e-book-viet-lach-freelancer-writer

GIỚI THIỆU

Giang Béc

Freelance Content Writer

Chào bạn, mình là Giang Béc - một freelance content writer bình thường và blog này viết về những câu chuyện giản dị xung quanh công việc của mình!

Tìm hiểu Kiến thức SEO

DANH MỤC BÀI VIẾT

  • Bài test content (4)
  • Chuyện nghề (11)
  • Content (27)
  • Review sách content (3)

BÀI VIẾT MỚI

  • cach-su-dung-dau-cau-trong-bai-viet-content

    Cách sử dụng dấu câu trong soạn thảo văn bản – Ví dụ cụ thể

    28393 shares
    Share 11357 Tweet 7098
  • Cách làm thơ đơn giản | Ví dụ dễ hiểu | Các bước cụ thể

    12124 shares
    Share 4849 Tweet 3031
  • Thành phần của câu: Phân loại câu – Ví dụ

    5702 shares
    Share 2280 Tweet 1425
  • [100+] Những câu chào tương tác hay bán hàng online trên facebook

    3489 shares
    Share 1395 Tweet 872
  • Một số cách chơi chữ – Ví dụ cụ thể

    3006 shares
    Share 1202 Tweet 752

© Copyright 2023 by Giang Béc – Freelance Content Writer

No Result
View All Result
  • Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc