• Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
  • Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
No Result
View All Result

Tình thái từ là gì? Phân loại và chức năng

giangbec by giangbec
1 Tháng Một, 2022
in Content
Reading Time: 6 mins read

Tình thái từ là gì? Có những loại tình thái từ nào? Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm tình thái từ, phân loại cũng như chức năng của nó trong câu.

tình thái từ là gì giangbed

Mục Lục

  • 1. Tình thái từ là gì? Chức năng của tình thái từ trong câu
  • 2. Có những loại tình thái từ nào? Cách sử dụng tình thái từ
    • 2.1. Phân loại tình thái từ
    • 2.2. Cách sử dụng tình thái từ
  • 3. Phân tích ví dụ

1. Tình thái từ là gì? Chức năng của tình thái từ trong câu

Con chào bác ạ!

Ngày mai cậu đến thư viện với tới nhé!

Nhanh tay lên nào mọi người, trời sắp mưa rồi.

Những từ in đậm trong các câu trên được gọi là tình thái từ, vậy tình thái từ là gì? Tình thái từ có những chức năng nào trong câu?

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

Tình thái từ có hai chức năng chính đó là:

+ Tạo câu theo mục đích nói. Thể hiện qua câu nghi vấn như: hả, à, sao,….. Hay câu cảm thán như: thay, sao,… hoặc câu cầu khiến như: đi, thôi, nhé, …

+ Biểu thị sắc thái tình cảm cho câu, bao gồm:

  • Thể hiện sự nghi ngờ, sự hoài nghi. Ví dụ như “Cô nói có chính xác không vậy?”
  • Thể hiện thái độ ngạc nhiên và bất ngờ. Ví dụ như “Cậu ấy sắp kết hôn thật à?”
  • Thái độ mong chờ, hy vọng. Ví dụ như “Hôm nào chúng ta gặp nhau nhé”.

tinh-thai-tu

2. Có những loại tình thái từ nào? Cách sử dụng tình thái từ

2.1. Phân loại tình thái từ

Có một số loại tình thái từ thường gặp như sau:

+ Tình thái từ nghi vấn: là những từ được dùng để tạo câu nghi vấn như hả, à, chăng, chứ, …

Ví dụ:

Hôm nay bạn chưa ăn cơm hả?

Cái Mai vừa đến chơi đó à?

+ Tình thái từ cầu khiến: là những từ được sử dụng để tạo câu cầu khiến như đi, nào, nhé, …

Ví dụ:

Cậu giúp tớ một tay nhé!

Chúng ta cùng đi xem phim nào.

ví dụ tình thái từ: chúng ta cùng đi xem phim nào

+ Tình thái từ cảm thán: là những từ sử dụng để tạo câu cảm thán như ôi, thay, sao, …

Ví dụ: May thay, hôm nay em vẫn đến đúng giờ.

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm có chức năm biểu thị sắc thái tình cảm như ạ, nhé, cơ, mà, …

Ví dụ:

Con muốn ăn cá cơ.

Cháu chào bác ạ!

Tuy nhiên sự phân loại trên chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì một số tình thái từ cảm thán, tình thái từ nghi vấn và tình thái từ cầu khiến vẫn có thể đóng vai trò như tình thái từ biểu thị sắc thái, tình cảm.

2.2. Cách sử dụng tình thái từ

Khi nói, khi viết, chúng ta cần phải chú ý sử dụng tình thái từ sao cho phù hợp với hoàn cảnh (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm, …), điều này giúp mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp.

Cùng nhau theo dõi các trường hợp sau:

  • Khi chúng ta muốn thể hiện sự kính trọng, lễ phép, lịch sự ta nên dùng từ “ạ”.

Ví dụ: Cháu chào ông ạ!

  • Khi đang trong một mối quan hệ ngang hàng như bạn bè thì chúng ta dùng các từ “nhé, à”.

Ví dụ: Ngày mai chúng mình cùng nhau đến thư viện đọc sách nhé!

  • Khi bày tỏ sự miễn cưỡng, gượng ép thì nên sử dụng từ “ vậy”.

Ví dụ: Thôi, anh cứ để em làm vậy.

  • Khi bày tỏ sự quan tâm, giải thích thì ta nên dùng từ “mà”.

Ví dụ: Ngày mai mới đến hạn nộp bài tập cơ mà.

3. Phân tích ví dụ

Ví dụ 1:

Con chào bác/Con chào bác ạ!

Ngày mai chúng ta cùng đến thư viện đọc sách/ Ngày mai chúng ta cùng đến thư viện đọc sách nhé!

Tình thái từ là gì? Ví dụ tình thái từ

Nhanh tay lên mọi người/Nhanh tay lên nào mọi người, trời sắp mưa rồi.

Về cơ bản những câu có từ ngữ gạch chân và không có từ ngữ gạch chân đều mang ý nghĩa tương tự nhau, tuy nhiên câu có từ ngữ gạch ngang lại thể hiện một sắc thái riêng biệt, tạo cảm xúc gần gũi cho người đọc, người nghe.

Ví dụ 2: Chị đi chợ

Chị đi chợ là câu trần thuật.

Chị đi chợ đây mang tính thông báo.

Chị đi chợ nhé thể hiện sự thân thiết.

Chị đi chợ à? Là câu nghi vấn

Chị đi chợ vậy mang lại cảm giác miễn cưỡng.

Chị đ chợ đi là câu cầu khiến

Mỗi một tình thái từ khác nhau trong câu có thể sẽ tạo nên một câu với chức năng hoàn toàn mới, đem lại những cảm giác khác nhau cho người đọc, người nghe.

Vì vậy khi muốn dùng tính thái từ chúng ta cũng cần phải xem xét hoàn cảnh và sử dụng sao cho hợp lý để có thể mang lại hiệu quả mong muốn trong giao tiếp.

—–

Qua bài viết này, hy vọng mọi người có thể hiểu khái niệm tình thái từ, chức năng của nó và đặc biệt là có thể áp dụng tình thái từ trong viết câu và trong lời nói hằng ngày vào những tình huống phù hợp.

Giang Béc

Share212Tweet132Share53
Previous Post

Từ đồng âm và Từ đồng nghĩa | Phân biệt và Ví dụ

Next Post

Từ tượng hình, từ tượng thanh – Ví dụ cụ thể & Dễ hiểu

giangbec

giangbec

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

từ tượng thanh từ tượng hình giangbec
Content

Từ tượng hình, từ tượng thanh – Ví dụ cụ thể & Dễ hiểu

28 Tháng Mười, 2022

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về từ tượng hình, từ tượng thanh và cùng nhau phân tích ví dụ để hiểu rõ hơn tác dụng của nó. 1. Định nghĩa 1.1. Từ tượng hình Là từ...

từ đồng âm đồng nghĩa giangbec
Content

Từ đồng âm và Từ đồng nghĩa | Phân biệt và Ví dụ

1 Tháng Một, 2022

“Con ngựa đá con ngựa đá” , “Hổ mang bò trên núi”, ... đều là những cách chơi chữ vận dụng từ đồng âm, từ đồng nghĩa quen thuộc mà chúng ta thường nghe, vậy từ đồng âm là...

khoi-ngu-la-gi
Content

Khởi ngữ là gì? | Cách dùng và Ví dụ cụ thể

29 Tháng Mười Hai, 2021

Khởi ngữ là gì? Bài viết lần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm khởi ngữ cũng như tác dụng của khởi ngữ trong giao tiếp. 1. Khởi ngữ là gì? Cách nhận biết khởi...

Ẩn dụ là gì? Phân loại và tác dụng | Ví dụ cụ thể
Content

Ẩn dụ là gì? Phân loại và tác dụng | Ví dụ cụ thể

26 Tháng Một, 2022

Ẩn dụ là gì? Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về “Ẩn dụ” - một biện pháp tu từ được sử dụng khá nhiều trong văn, thơ lẫn ca dao tục ngữ, góp phần tạo...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

e-book-viet-lach-freelancer-writer

GIỚI THIỆU

Giang Béc

Freelance Content Writer

Chào bạn, mình là Giang Béc - một freelance content writer bình thường và blog này viết về những câu chuyện giản dị xung quanh công việc của mình!

Tìm hiểu Kiến thức SEO

DANH MỤC BÀI VIẾT

  • Bài test content (4)
  • Chuyện nghề (11)
  • Content (27)
  • Review sách content (3)

BÀI VIẾT MỚI

  • cach-su-dung-dau-cau-trong-bai-viet-content

    Cách sử dụng dấu câu trong soạn thảo văn bản – Ví dụ cụ thể

    28393 shares
    Share 11357 Tweet 7098
  • Cách làm thơ đơn giản | Ví dụ dễ hiểu | Các bước cụ thể

    12124 shares
    Share 4849 Tweet 3031
  • Thành phần của câu: Phân loại câu – Ví dụ

    5702 shares
    Share 2280 Tweet 1425
  • [100+] Những câu chào tương tác hay bán hàng online trên facebook

    3489 shares
    Share 1395 Tweet 872
  • Một số cách chơi chữ – Ví dụ cụ thể

    3006 shares
    Share 1202 Tweet 752

© Copyright 2023 by Giang Béc – Freelance Content Writer

No Result
View All Result
  • Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc