• Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
  • Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
No Result
View All Result

Phó từ, khái niệm, phân loại và tác dụng

giangbec by giangbec
8 Tháng Năm, 2022
in Content
Reading Time: 6 mins read

Bài viết này #giangbec sẽ giúp bạn hiểu phó từ là gì, có những loại phó từ nào cũng như lưu ý khi sử dụng chúng.

Phó từ là gì

Mục Lục

  • 1. Khái niệm
  • 2. Phân loại
    • 3.1. Tác dụng
    • 3.2. Những lưu ý khi sử dụng phó từ
  • 4. Cách phân biệt phó từ và trợ từ
    • 4.1. Dựa vào ngữ pháp
    • 4.2. Dựa vào ngữ nghĩa
  • 5. Ví dụ
    • 5.1. Ví dụ về phó từ đứng trước động từ, tính từ
    • 5.2. Phó từ đứng sau động từ, tính từ

1. Khái niệm

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.

  • Một số phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ như: đã, đang, sẽ, từng, …

Ví dụ: Ngày mai tôi sẽ đi thư viện đọc sách.

 Buổi tối tôi đã ăn mỳ.

  • Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: quá, lắm, hơi, rất, …

Ví dụ: Hôm nay cô ấy mặc một chiếc váy rất xinh đẹp.

 Chiếc áo này quá đắt rồi.

2. Phân loại

Căn cứ vào vị trí của phó từ trong câu mà chúng ta chia phó từ ra thành 2 loại lớn dưới đây:

  • Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ.
  • Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Thường bổ sung một số ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Phó từ là gì? Ví dụ
Ví dụ phó từ
  • Ngoài ra còn có các loại phó từ khác như phó từ chỉ sự khẳng định như có, không…; Chỉ tần số như luôn luôn, thường thường, ít khi,…; Hay chỉ tình thái, đánh giá như đột nhiên, bất chợt,… mà chúng ta cũng thường hay sử dụng.

3. Tác dụng của phó từ và những lưu ý khi sử dụng

Vậy phó từ dùng để làm gì và việc sử dụng phó từ có cần phải chú ý điều gì không?

3.1. Tác dụng

Phó từ kết hợp với động từ và tính từ giúp bổ sung, làm rõ ý nghĩa cho động từ và tính từ về mặt quan hệ thời gian, mức độ, tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến, khả năng, kết quả và hướng.

Ví dụ: Hôm nay anh ấy lại uống rượu nữa, cứ tiếp tục như vậy thì không ổn mất.

Từ “lại” ở đây bổ sung cho động từ uống rượu, chỉ mức độ tiêp diễn của hành động uống rượu đó, ở đây ý chỉ anh ấy đã uống rượu rất nhiều ngày rồi.

3.2. Những lưu ý khi sử dụng phó từ

Khi sử dụng phó từ trong câu chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Trong câu, danh từ, động từ hay tính từ sẽ đóng vai trò là thực từ. Phó từ chỉ có vai trò là hư từ, vì vậy chúng ta không thể sử dụng nó với chức năng gọi tên một sự vật, một hành động hay một đặc điểm, tính chất nào đó.
  • Phó từ không thể đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho danh từ mà nó chỉ có thể đi kèm với tính từ và động từ để bổ sung và làm rõ ý nghĩa cho động từ và tính từ đó.

Ví dụ: Hãy cùng xét 2 câu dưới đây:

Cô ấy mặc một chiếc áo rất đẹp.

 Cô ấy mặc một rất chiếc váy.

Ta thấy rằng:

  • Từ “rất” ở đây đi kèm tính từ “đẹp” để bổ sung ý nghĩa cho tính từ đó, ý chỉ chiếc váy đó rất đẹp.
  • Từ “rất” không thể đi riêng với danh từ “chiếc váy”, làm câu trở nên vô nghĩa, lủng củng.

4. Cách phân biệt phó từ và trợ từ

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Theo định nghĩa phó từ và trợ từ chúng ta thấy phó từ và trợ từ có khá nhiều điểm tương đồng nhau, vậy làm thế nào để phân biệt chúng, cùng #Giangbec theo dõi nội dung dưới đây:

4.1. Dựa vào ngữ pháp

  • Phó từ thường đứng trước hoặc đứng sau từ trung tâm.
  • Trợ từ thì có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Vị trí của trợ từ không có ảnh hưởng và mối quan hệ trực tiếp với từ trung tâm nên có thể bị lược bỏ nó mà vẫn đảm bảo được ngữ pháp trong câu.

Ví dụ: Hãy cùng xét 2 câu dưới đây:

Cô ấy ăn những ba bát cơm.

Cô ấy ăn ba bát cơm.

“Những” ở đây là trợ từ, như ví dụ trên, chúng ta lược bỏ từ “những” cũng không làm ảnh hưởng đến ngữ pháp cũng như nội dung câu.

4.2. Dựa vào ngữ nghĩa

  • Phó từ đóng vai trò bổ sung và làm rõ nghĩa cho từ trung tâm về mặt thời gian, mức độ, sự tiếp diễn, …
  • Trợ từ mang lại sắc thái nghĩa mới cho câu. Giúp người nói, người viết có thể thể hiện tình cảm, cảm xúc, tâm tư của mình một cách hiệu quả, sâu sắc hơn.

5. Ví dụ

5.1. Ví dụ về phó từ đứng trước động từ, tính từ

+ Ví dụ về phó từ chỉ quan hệ thời gian:

Cô ấy đang ăn cơm.

Anh ấy sắp đến thăm tôi rồi.

+ Ví dụ về phó từ chỉ mức độ:

Cô bé đó rất ngoan ngoãn.

 Anh ta ăn quá nhiều.

+ Ví dụ về phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự:

Hôm nay chúng tôi lại ăn cá.

Chị ta vẫn đến trễ như mọi khi.

+ Ví dụ về phó từ chỉ sự phủ định:

Tôi chưa làm bài tập.

Mẹ tôi không thích ăn cá.

+ Ví dụ về phó từ chỉ sự cầu khiến:

Đừng đậu xe ở đây.

Hãy đổ rác đúng nơi quy định.

5.2. Phó từ đứng sau động từ, tính từ

+ Ví dụ về phó từ chỉ mức độ:

Cậu ấy tốt quá rồi.

Quả xoài này chua lắm.

+ Ví dụ về phó từ chỉ khả năng:

Giang Béc có thể làm được.

+ Ví dụ về phó từ chỉ kết quả và hướng:

Tôi vừa nghĩ ra hôm nay sẽ ăn món gì.

Cô ấy đã ăn mất chiếc bánh tôi để cho cậu rồi.

—–

Trên đây là vài ví dụ trong số rrất nhiều các ví dụ về cách sử dụng phó từ trong văn nói lẫn văn viết. Khi muốn diễn đạt một điều gì đó chúng ta sử dụng phó từ sẽ làm câu trở nên rõ nghĩa cũng như sinh động hơn.

Nếu bạn quan tâm chủ đề này, hãy thử ghé qua góc “Cùng nhau viết đúng” (nơi có những bài viết tương tự) của #giangbec nhé!

Giang Béc

Share143Tweet90Share36
Previous Post

Từ mượn là gì? Phân loại và tác dụng| Ví dụ cụ thể

Next Post

Nhân hóa là gì? Tác dụng của nhân hóa | Ví dụ cụ thể

giangbec

giangbec

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

từ tượng thanh từ tượng hình giangbec
Content

Từ tượng hình, từ tượng thanh – Ví dụ cụ thể & Dễ hiểu

28 Tháng Mười, 2022

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về từ tượng hình, từ tượng thanh và cùng nhau phân tích ví dụ để hiểu rõ hơn tác dụng của nó. 1. Định nghĩa 1.1. Từ tượng hình Là từ...

tình thái từ là gì giangbed
Content

Tình thái từ là gì? Phân loại và chức năng

1 Tháng Một, 2022

Tình thái từ là gì? Có những loại tình thái từ nào? Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm tình thái từ, phân loại cũng như chức năng của nó trong câu. 1....

từ đồng âm đồng nghĩa giangbec
Content

Từ đồng âm và Từ đồng nghĩa | Phân biệt và Ví dụ

1 Tháng Một, 2022

“Con ngựa đá con ngựa đá” , “Hổ mang bò trên núi”, ... đều là những cách chơi chữ vận dụng từ đồng âm, từ đồng nghĩa quen thuộc mà chúng ta thường nghe, vậy từ đồng âm là...

khoi-ngu-la-gi
Content

Khởi ngữ là gì? | Cách dùng và Ví dụ cụ thể

29 Tháng Mười Hai, 2021

Khởi ngữ là gì? Bài viết lần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm khởi ngữ cũng như tác dụng của khởi ngữ trong giao tiếp. 1. Khởi ngữ là gì? Cách nhận biết khởi...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

e-book-viet-lach-freelancer-writer

GIỚI THIỆU

Giang Béc

Freelance Content Writer

Chào bạn, mình là Giang Béc - một freelance content writer bình thường và blog này viết về những câu chuyện giản dị xung quanh công việc của mình!

Tìm hiểu Kiến thức SEO

DANH MỤC BÀI VIẾT

  • Bài test content (4)
  • Chuyện nghề (11)
  • Content (27)
  • Review sách content (3)

BÀI VIẾT MỚI

  • cach-su-dung-dau-cau-trong-bai-viet-content

    Cách sử dụng dấu câu trong soạn thảo văn bản – Ví dụ cụ thể

    28393 shares
    Share 11357 Tweet 7098
  • Cách làm thơ đơn giản | Ví dụ dễ hiểu | Các bước cụ thể

    12124 shares
    Share 4849 Tweet 3031
  • Thành phần của câu: Phân loại câu – Ví dụ

    5702 shares
    Share 2280 Tweet 1425
  • [100+] Những câu chào tương tác hay bán hàng online trên facebook

    3489 shares
    Share 1395 Tweet 872
  • Một số cách chơi chữ – Ví dụ cụ thể

    3006 shares
    Share 1202 Tweet 752

© Copyright 2023 by Giang Béc – Freelance Content Writer

No Result
View All Result
  • Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc