Có lẽ content Facebook và content website là hai loại content phổ biến nhất. Tuy nhiên, với nhiều bạn vẫn còn lăn tăn về sự khác nhau của chúng. Bài viết này mình sẽ gợi ý cho bạn về vấn đề này nhé!
Mục Lục
1. Sự giống nhau của content Facebook và Website
Sự giống nhau cơ bản nhất chắc là cả hai đều là content. Đây cũng là lý do để hai loại content website và facebook vẫn bị nhầm lẫn. Cụ thể:
1.1. Đều “phục vụ” lượng người dùng lớn
Cả content website và content facebook đều rất phổ biến, đặc biệt là tại thị trường nước ta. Nếu là người viết content thì mình tin rằng đây cũng là hai loại content mà bạn tiếp xúc rất thường xuyên.
Lý do có thể là Google và Facebook là những nền tảng có lượng người dùng lớn. Do đó, đây là những kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng của nhiều thương hiệu, công ty. Vì vậy, nhu cầu sản xuất nội dung cho website và Facebook cũng khá cao.
1.2. Content phục vụ cho chiến dịch marketing
Content là nhiên liệu cho hầu hết tất cả các chiến dịch marketing. Content Facebook hay website cũng đều được tạo ra để phục vụ cho một chiến lược marketing nào đó, đều hướng đến thị trường mục tiêu nhất định.
1.3. Content đều phải có giá trị
Dù là content Facebook hay content website thì nội dung của content đều cần phải chất lượng, mang lại giá trị gì đó cho khán giả trên kênh tiếp cận. Việc sản xuất những nội dung không có giá trị, cẩu thả… sẽ đều ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn.
1.3. Hình thức
Về hình thức, content website và content có một số điểm giống nhau và một số điểm khác nhau. Nói về sự giống nhau thì hình thức thường thấy của hai dạng content này là bằng chữ, kết hợp với hình ảnh, âm thanh, hình khối…
2. Sự khác nhau của content Facebook và Website
Tuy có một số điểm giống nhau như trên, nhưng chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau để bạn phân biệt. Cụ thể:
2.1. Về bản chất
- Content Facebook: là content trên mạng xã hội, bạn có thể thấy nó “đời” hơn so với content trên website. Bạn cũng có thể hình dung, Facebook như một xã hội thu nhỏ trên mạng, content Facebook như mọi người nói chuyện hằng ngày với nhau.
- Còn content trên website: thì như khi bạn chuẩn bị một bài diễn văn, phát biểu trong một hội nghị với nhiều khán giả lắng nghe ở dưới.
2.2. Về nội dung
- Content Facebook: Nội dung ưu tiên các thông tin mang tính tức thời, “theo dòng sự kiện”, bắt trend, một số nội dung thường có yếu tố hài hước.
- Content website: Nội dung thường mang tính học thuật (đòi hỏi cần nhiều thời gian để hoàn thiện nội dung trước khi công bố), tốc độ cập nhật thông tin thường chậm hơn so với Facebook.
2.3. Về từ ngữ
- Content Facebook: Từ ngữ thường thân thiện, gần gũi, dễ hiểu, văn nói thường được sử dụng nhiều hơn.
- Content website: Từ ngữ chọn lọc hơn, ngôn từ sử dụng như dùng trong văn viết nhiều hơn.
2.4. Về độ dài
Không có chuẩn nào về độ dài content cụ thể đối với hai nền tảng này. Tuy nhiên, về phổ biến thì:
- Content Facebook: Thường ngắn gọn, súc tích (đôi khi chỉ vài ba câu).
- Content website: Vì content trên trang web chịu ảnh hưởng của các yếu tố bài viết chuẩn SEO nên độ dài thường khoảng 700 từ đến 1500 từ. Đa phần là 800 – 900 từ, tuy nhiên không ít bài viết công phu có thể lên đến 4000 -5000 từ.
2.5. Về hình thức trình bày
- Content Facebook: Ngoài ngôn từ thì Facebook hay có các icon để thu hút sự chú ý.
- Content website: Thường được trình bày theo mục lục với các phần I, II, III… đến 1. 2. 3…
2.6. Về thời gian đăng bài
- Content Facebook: Thời gian “vàng” được nhiều người khuyên để đăng bài trên facebook là vào 7h, 13h, 20h (Đây là thời điểm có nhiều người sử dụng mạng xã hội Facebook nên sẽ giúp nội dung tiếp cận được nhiều người hơn).
- Content website: Mình không tìm thấy hướng dẫn nào về vấn đề này, bản thân mình cũng không xem đây là yếu tố quan trọng. Nhưng nếu được, việc cố định thời gian và tần suất đăng bài cũng khá tốt cho SEO.
2.7. Về tính tương tác
- Content Facebook: Tính tương tác cao, các bài đăng trên Facebook rất thuận tiện để khán giả tương tác như like, bình thuận, chia sẻ… Mọi người có thể thoải mái trao đổi ý kiến, cảm xúc về content được đăng tải một cách nhanh chóng.
- Content website: Có website có phần bình luận, đánh giá bên dưới bài viết nhưng có website thậm chí là không có phần này. Do đó, tính tương tác của content website thấp hơn so với trên Facebook
Với những thông tin so sánh sự giống và khác nhau của content facebook và content website trên đây, hy vọng bạn đã có thể phân biệt được hai nội dung này. Từ đó, có những áp dụng hiệu quả vào công việc tạo content của mình.