• Home
  • Content
  • Chuyện nghề
  • Cùng nhau viết đúng
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
  • Home
  • Content
  • Chuyện nghề
  • Cùng nhau viết đúng
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
No Result
View All Result

Danh từ là gì? Đặc điểm và Phân loại | Ví dụ cụ thể

giangbec by giangbec
3 Tháng Bảy, 2023
in Cùng nhau viết đúng
Reading Time: 7 mins read

Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Vịnh Hạ Long đều là những danh từ chỉ địa danh quen thuộc mà chúng ta vẫn nhắc đến hằng ngày. Vậy danh từ là gì? Bài viết lần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về danh từ, đặc điểm, chức năng và phân loại của danh từ.

Danh từ là gì

Mục Lục

  • 1. Danh từ, đặc điểm và chức năng của danh từ
    • 1.1. Danh từ là gì?
    • 1.2. Đặc điểm của danh từ
    • 1.3. Chức năng của danh từ
  • 2. Phân loại danh từ
  • 3. Cụm danh từ là gì? Cấu tạo của cụm danh từ
    • 3.1 Định nghĩa
    • 3.2. Cấu tạo của cụm danh từ
  • 4. Ví dụ về cách sử dụng danh từ

1. Danh từ, đặc điểm và chức năng của danh từ

1.1. Danh từ là gì?

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, …

Ví dụ: Học sinh, bàn, ghế, xe máy, xe đạp, mưa, gió, sấm, …

1.2. Đặc điểm của danh từ

Trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, cùng với các từ loại khác, danh từ cũng chiếm vai trò quan trọng và được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày.

Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, … ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

Ví dụ: Những chiếc xe này đang trong quá trình bảo dưỡng.

Danh từ là một thành phần quan trọng cấu tạo nên câu, đóng vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc tân ngữ cho ngoại động từ trong câu. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.

Ví dụ: Cô ấy là nhân viên văn phòng. Anh ấy là bác sĩ.

Ngoài ra danh từ thường được đi kèm với các từ chỉ số lượng, đơn vị như  con, cái, chiếc, hộp, thùng, lon, một, hai, ba,…

Ví dụ: Con trâu, cái cuốc, hộp diêm, …

1.3. Chức năng của danh từ

Danh từ được sử dụng trong câu với nhiều chức năng, về cơ bản danh từ có những chức năng như sau:

  • Danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc tân ngữ cho ngoại động từ trong câu.
  • Danh từ có chức năng kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
  • Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa có thể xác định được.
  • Danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

2. Phân loại danh từ

Danh từ được phân thành hai loại cơ bản như sau:

  • Danh từ riêng: Là tên riêng của một sự vật như tên người, tên địa phương, tên địa danh, …

Ví dụ: Giang, Ngọc, Lạng Sơn, Hà Giang, Vịnh Hạ Long, Phú Quốc, …

Ví dụ danh từ
Vịnh Hạ Long
  • Danh từ chung: Là tên gọi của một loại sự vật. Có thể chia danh từ chung thành:

+ Danh từ cụ thể: Là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng giác quan (Ví dụ: mưa, gió, cây, cỏ, …)

+ Danh từ trừu tượng: Là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng giác quan (Ví dụ: tình yêu, cảm xúc, tinh thần…)

Ngoài ra còn có:

Danh từ chỉ hiện tượng: Là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận biết được (Ví dụ: mưa, gió, sấm, chớp, chiến tranh, …)

Danh từ chỉ khái niệm: Là loại danh từ có ý nghĩa trừu tượng, loại này không chỉ các sự vật cụ thể hay vật thể mà là biểu thị các khái niệm trừu tượng (Ví dụ: đạo đức, tư tưởng, ý kiến, tình bạn, …)

Danh từ chỉ đơn vị: Có thể hiểu đây là loại danh từ chỉ đơn vị của các sự vật, bao gồm: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, chỉ rõ loại sự vật (Ví dụ: con, cái, chiếc, tấm, …); Danh từ chỉ đơn vị chính xác dùng để tính hay đo đếm các sự vật, vật liệu, … (Ví dụ: yến, tạ, tấn, …); danh từ chỉ đơn vị ước chừng, dùng để tính đếm các sự vật dưới dạng tổ hợp (Ví dụ: bộ, đôi, đàn, những, …); Danh từ chỉ đơn cị thời gian (Ví dụ: giây, phút, tháng, …); Và danh từ chỉ đơn vị hành chính (Ví dụ: huyện, xã, phường, …)

Đều là những loại danh từ thuộc nhóm danh từ chung.

Ví dụ danh từ
Mưa

3. Cụm danh từ là gì? Cấu tạo của cụm danh từ

3.1 Định nghĩa

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Ví dụ:

Hai chiếc xe đạp trước nhà.

Từ “hai” và từ “trước nhà” bổ nghĩa cho “chiếc xe đạp”.

Vì được tạo thành bởi tổ hợp danh từ và một số từ ngữ khác nên cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ và cấu tạo phức tạp hơn so với danh từ nhưng về cơ bản nó vẫn giữ chức năng như một danh từ trong câu.

cum-danh-tu-giang-bec

Ví dụ:

Danh từ: Chiếc cặp, ngôi nhà, …

Cụm danh từ: Một chiếc cặp màu hồng, một ngôi nhà nhỏ trên đồi…

3.2. Cấu tạo của cụm danh từ

Cụm danh từ được cấu tạo bởi ba thành phần:

  • Phần trước (hay còn gọi là phụ ngữ trước, phụ tố trước, …) giúp bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.
  • Phần trung tâm (hay còn gọi là chính tố, danh từ trung tâm, danh từ chính,…)
  • Phần sau (hay còn gọi là phụ ngữ sau, phụ tố sau, …) nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy.

Ví dụ:

     Những                     học sinh                   lớp 8A.

Phần trước              Phần trung tâm           Phần sau

Phần trước chỉ số lượng, phần trung tâm là danh từ chỉ đối tượng, phần sau là đặc điểm và tính chất, “những” và “lớp 8A” bổ ngữ cho “học sinh”, giúp nó có ý nghĩa trọn vẹn hơn.

Tuy nhiên, có những cụm danh từ có thể có cấu tạo không đầy đủ. Chỉ bao gồm phần trước và phần trung tâm hoặc phần trung tâm và phần sau.

4. Ví dụ về cách sử dụng danh từ

Danh từ, cụm danh từ là một thành phần quan trọng cấu tạo nên câu. Trong câu, danh từ, cụm danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc các thành phần bổ ngữ:

  • Khi danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ.

Ví dụ:

  • Cô ấy mặc một chiếc váy thật xinh đẹp.
  • Nam đang chơi bóng ngoài sân.

“Cô ấy” và “Nam” đứng đầu câu, đóng vai trò là chủ ngữ trong câu.

"Cô ấy mặc một chiếc váy thật xinh đẹp."

  • Khi danh từ đóng vai trò là vị ngữ, phía trước nó thường có chữ “là”.

Ví dụ: Hoa là một học sinh giỏi.

Trong cây này “một học sinh giỏi” là cụm danh từ, đóng vai trò là vị ngữ.

  • Danh từ đóng vai trò tân ngữ cho ngoại động từ.

Ví dụ: Cô ấy mặc một chiếc váy thật xinh đẹp.

“Một chiếc váy thật xinh đẹp” là tân ngữ của động từ “mặc”.

—–

Trên đây là khái niệm cũng như một số ví dụ về cách sử dụng danh từ, qua bài viết này hy vọng mọi người có thể phần nào hiểu được danh từ là gì cũng như vai trò của danh từ trong câu.

Giang Béc

Share278Tweet174Share70
Previous Post

Nhân hóa là gì? Tác dụng của nhân hóa | Ví dụ cụ thể

Next Post

Hoán dụ là gì? Phân loại và Phân biệt | Ví dụ cụ thể

giangbec

giangbec

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

từ tượng thanh từ tượng hình giangbec
Cùng nhau viết đúng

Từ tượng hình, từ tượng thanh – Ví dụ cụ thể & Dễ hiểu

3 Tháng Bảy, 2023

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về từ tượng hình, từ tượng thanh và cùng nhau phân tích ví dụ để hiểu rõ hơn tác dụng của nó. 1. Định nghĩa 1.1. Từ tượng hình Là từ...

tình thái từ là gì giangbed
Cùng nhau viết đúng

Tình thái từ là gì? Phân loại và chức năng

3 Tháng Bảy, 2023

Tình thái từ là gì? Có những loại tình thái từ nào? Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm tình thái từ, phân loại cũng như chức năng của nó trong câu. 1....

từ đồng âm đồng nghĩa giangbec
Cùng nhau viết đúng

Từ đồng âm và Từ đồng nghĩa | Phân biệt và Ví dụ

3 Tháng Bảy, 2023

“Con ngựa đá con ngựa đá” , “Hổ mang bò trên núi”, ... đều là những cách chơi chữ vận dụng từ đồng âm, từ đồng nghĩa quen thuộc mà chúng ta thường nghe, vậy từ đồng âm là...

khoi-ngu-la-gi
Cùng nhau viết đúng

Khởi ngữ là gì? | Cách dùng và Ví dụ cụ thể

3 Tháng Bảy, 2023

Khởi ngữ là gì? Bài viết lần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm khởi ngữ cũng như tác dụng của khởi ngữ trong giao tiếp. 1. Khởi ngữ là gì? Cách nhận biết khởi...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

e-book-viet-lach-freelancer-writer

GIỚI THIỆU

Giang Béc

Freelance Content Writer

Chào bạn, mình là Giang Béc - một freelance content writer bình thường và blog này viết về những câu chuyện giản dị xung quanh công việc của mình!

Tìm hiểu Kiến thức SEO

DANH MỤC BÀI VIẾT

  • Chuyện nghề (11)
  • Content (21)
  • Cùng nhau viết đúng (14)

BÀI VIẾT MỚI

  • cach-su-dung-dau-cau-trong-bai-viet-content

    Cách sử dụng dấu câu trong soạn thảo văn bản – Ví dụ cụ thể

    34103 shares
    Share 13640 Tweet 8525
  • Cách làm thơ đơn giản | Ví dụ dễ hiểu | Các bước cụ thể

    14317 shares
    Share 5726 Tweet 3579
  • Thành phần của câu: Phân loại câu – Ví dụ

    6829 shares
    Share 2731 Tweet 1707
  • [100+] Những câu chào tương tác hay bán hàng online trên facebook

    4069 shares
    Share 1627 Tweet 1017
  • Cách viết review sách hay – Từ tư duy đến các bước chi tiết

    3578 shares
    Share 1431 Tweet 895

© Copyright 2023 by Giang Béc – Freelance Content Writer

No Result
View All Result
  • Home
  • Content
  • Chuyện nghề
  • Cùng nhau viết đúng
  • Về Giang Béc