• Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
  • Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc
No Result
View All Result
Giang Béc
No Result
View All Result

Một số cách chơi chữ – Ví dụ cụ thể

giangbec by giangbec
13 Tháng Năm, 2021
in Content
Reading Time: 8 mins read
Tìm hiểu về các cách chơi chữ mình càng thấy rằng ông bà ta ngày xưa thật sự sáng tạo với các con chữ. Mình sẽ trình bày dưới đây một số cách chơi chữ phổ biến kèm theo ví dụ để nội dung được ngắn gọn và dễ hiểu hơn. Hy vọng bài viết này giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng ngôn từ thú vị!

Mục Lục

  • 1. Nói lái
  • 2. Sự gần nhau giữa âm tiếng Việt và tiếng nước ngoài
  • 3. Chiết tự
  • 4. Từ đồng âm, gần âm
  • 5. Dùng từ đồng nghĩa, từ cùng trường nghĩa
  • 6. Từ trái nghĩa
  • 7. Bằng câu đối
  • 8. Điệp âm, điệp từ

1. Nói lái

Một cách dễ hiểu thì nói lái là việc đổi một hoặc nhiều bộ phận (như phụ âm đầu, âm sau, thanh âm) giữa các tiếng với nhau. Các tiếng này có thể là trong một từ 2 âm tiết hoặc một cụm từ.

Ví dụ về cách chơi chữ nói lái:
“Thức đêm anh tỉnh bằng trà – Thích em anh trả bằng tình được không?” (“tỉnh bằng trà” nói lái là “trả bằng tình”)
“Có cá đâu mà anh ngồi câu đó – Biết có không mà công khó anh ơi?” (có đâu – câu đó, có không – công khó)

2. Sự gần nhau giữa âm tiếng Việt và tiếng nước ngoài

Cách này lợi dụng việc gần âm của từ trong tiếng Việt và tiếng nước ngoài để tạo ra sự thú vị trong câu chữ.

Ví dụ về cách chơi chữ gần âm với tiếng nước ngoài:
“Lúa nếp là lúa nếp làng -Lúa lên lớp lớp, lớp gì? love you” (lớp – love)
“Bạn chê mình lùn, mình đau short! (“short” đọc gần âm với “xót” trong từ “đau xót”)

3. Chiết tự

Chiết tự là cách chơi chữ bằng việc tách từng âm tiết của từ và khiến nó có được hiểu theo một ý nghĩa và mục đích nào đó.

Ví dụ về cách chơi chữ chiết tự:
“Xây những giá trị, dựng những ước mơ” – Lời quảng cáo của một công ty xây dựng
“Chưa chính đã đòi chuyên” – (Chính chuyên: một lòng chung thủy)

4. Từ đồng âm, gần âm

Ở cách này, bạn lợi dụng việc đồng âm hoặc gần âm trong tiếng Việt để tạo ra sự thú vị của câu.

Ví dụ về cách chơi chữ đồng âm, gần âm:
“Con ngựa đá con ngựa đá” (Con ngựa thật lấy chân đá con ngựa được làm bằng đá).

5. Dùng từ đồng nghĩa, từ cùng trường nghĩa

Với cách này, bạn tạo ra sự thú vị bằng cách dùng khéo léo những từ ngữ có cùng nghĩa (hoặc cùng trường nghĩa) nhưng câu hoặc các câu vẫn có một ý nghĩa hoàn chỉnh nhất định.

Từ cùng trường nghĩa có thể hiểu là những từ có cùng ít nhất một nét chung nào đó về nghĩa (Bạn chưa hiểu rõ có thể xem ví dụ bên dưới nhé!)

Ví dụ về cách chơi chữ đồng nghĩa, cùng trường nghĩa:
“Chuồng gà kê sát chuồng vịt” (Gà còn gọi là kê)
“Nơi ước đến, chốn mong về” – Quảng cáo khu đô thị mới (Nơi – chốn)
“Chị Xuân đi chợ mùa hè – Mua cá thu về chợ hãy còn đông” (Cùng trường 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông)

6. Từ trái nghĩa

Tương tự như cách trên, ở cách này, bạn tạo ra sự thú vị bằng cách dùng khéo kéo những từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau trong những ngữ cảnh “hợp lý”.

Ví dụ về cách chơi chữ dùng từ trái nghĩa:
“Chuột chù chê khỉ rằng hôi – Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm” (hôi – thơm)

7. Bằng câu đối

“Đối” ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau. Chơi chữ bằng câu đối là tạo ra các câu “hợp nhau” về nhiều yếu tố như số lượng chữ, thanh âm, nội dung, từ loại…

Ví dụ về cách chơi chữ bằng câu đối:
“Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả – Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu”.

8. Điệp âm, điệp từ

“Điệp” nói một cách dễ hiểu là lặp lại. Điệp âm là lặp lại một âm nào đó (như âm m, âm kh, âm t…), điệp từ là lặp lại luôn cả một từ nào đó.

Ví dụ về cách chơi chữ điệp âm, điệp từ:
“Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” – Quảng cáo bảo hiểm
“Mênh mông muôn mẫu một màu mưa -Mỏi mắt miêm man mãi mịt mờ” (Tú Mỡ). 
“Suzuki: Change and Challenge” – “Thay đổi và thách thức” – Quảng cáo xe.
—–
Tới đây thì chắc hẳn bạn cũng đã có một vài ý tưởng chơi chữ rồi đúng không? Hy vọng bạn có thể vận dụng được những nội dung thông tin trên, đặc biệt là vào các công việc liên quan đến content nhé!
Giang Béc
Share856Tweet535Share214
Previous Post

Bài Test Content Marketing 02

Next Post

Cách viết bài quảng cáo Facebook – Ví dụ dễ hiểu

giangbec

giangbec

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

từ tượng thanh từ tượng hình giangbec
Content

Từ tượng hình, từ tượng thanh – Ví dụ cụ thể & Dễ hiểu

29 Tháng Mười Hai, 2021

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về từ tượng hình, từ tượng thanh và cùng nhau phân tích ví dụ để hiểu rõ hơn tác dụng của nó. 1. Định nghĩa 1.1. Từ tượng hình Là từ...

tình thái từ là gì giangbed
Content

Tình thái từ là gì? Phân loại và chức năng

1 Tháng Một, 2022

Tình thái từ là gì? Có những loại tình thái từ nào? Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm tình thái từ, phân loại cũng như chức năng của nó trong câu. 1....

từ đồng âm đồng nghĩa giangbec
Content

Từ đồng âm và Từ đồng nghĩa | Phân biệt và Ví dụ

1 Tháng Một, 2022

“Con ngựa đá con ngựa đá” , “Hổ mang bò trên núi”, ... đều là những cách chơi chữ vận dụng từ đồng âm, từ đồng nghĩa quen thuộc mà chúng ta thường nghe, vậy từ đồng âm là...

khoi-ngu-la-gi
Content

Khởi ngữ là gì? | Cách dùng và Ví dụ cụ thể

29 Tháng Mười Hai, 2021

Khởi ngữ là gì? Bài viết lần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm khởi ngữ cũng như tác dụng của khởi ngữ trong giao tiếp. 1. Khởi ngữ là gì? Cách nhận biết khởi...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

e-book-viet-lach-freelancer-writer

GIỚI THIỆU

Giang Béc

Freelance Content Writer

Chào bạn, mình là Giang Béc - một freelance content writer bình thường và blog này viết về những câu chuyện giản dị xung quanh công việc của mình!

Tìm hiểu Kiến thức SEO

DANH MỤC BÀI VIẾT

  • Bài test content (4)
  • Chuyện nghề (10)
  • Content (27)
  • Review sách content (3)

BÀI VIẾT MỚI

  • cach-su-dung-dau-cau-trong-bai-viet-content

    Cách sử dụng dấu câu trong soạn thảo văn bản – Ví dụ cụ thể

    14844 shares
    Share 5937 Tweet 3711
  • Cách làm thơ đơn giản | Ví dụ dễ hiểu | Các bước cụ thể

    5283 shares
    Share 2113 Tweet 1321
  • Thành phần của câu: Phân loại câu – Ví dụ

    2782 shares
    Share 1113 Tweet 696
  • Một số cách chơi chữ – Ví dụ cụ thể

    2139 shares
    Share 856 Tweet 535
  • Từ ghép là gì? Ví dụ cụ thể và dễ hiểu

    2129 shares
    Share 851 Tweet 532

© Copyright 2021 by Giang Béc – Freelance Content Writer

No Result
View All Result
  • Home
  • Content
  • Bài test content
  • Chuyện nghề
  • Review sách content
  • Về Giang Béc